Cuối cùng, sau nhiều năm chờ đợi, Amazon cũng đã bước chân vào thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á, nơi Alibaba đang ra sức giành thị phần.
Ngày 27/7, Amazon chính thước bước chân vào thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sau nhiều năm đứng ngoài. Động thái của nhà bán lẻ Mỹ được coi là tương đối chậm nếu so với gã khổng lồ Trung Quốc Alibaba khi công ty này tấn công thị trường Đông Nam Á từ năm 2016 và liên tiếp giành thị phần từ các công ty thương mại điện tử địa phương.
Với các nhà phân tích, sự hiện diện của Amazon và Alibaba báo hiệu một cuộc chiến dài, khốc liệt và không đội trời chung giữa hai gã khổng lồ thương mại điện tử phương Đông và phương Tây. Cuộc chiến không chỉ hao tiền, tốn của của hai bên tham chiến mà còn góp phần biến đổi hoàn toàn thị trường có mức phát triển nhanh bậc nhất thế giới này.
Amazon chọn Singapore, một quốc gia nhỏ bé nhưng cực kỳ phát triển, để bước chân vào thị trường Đông Nam Á. Prime Now, đóng vai trò tiên phong cho Amazon, được thiết kế riêng cho các khu đô thị với mật độ dân số cao. Theo công ty, dịch vụ này cung cấp giao hàng trong vòng hai giờ, bao gồm cả các sản phẩm tạp hóa và hàng gia dụng như dầu gội, bỉm sữa hay giấy vệ sinh.
Prime Now hiện nay được cung cấp qua một ứng dụng chuyên dùng. Trang web của Amazon ở Singapore đã không được tung ra dù nó khiến nhiều người phàn nàn. Tuy nhiên, lãnh đạo Amazon vẫn tỏ ra hào hứng với triển vọng thương mại điện tử Đông Nam Á đồng thời biến Singapore trở thành bàn đạp tốt cho việc mở rộng thị trường khu vực.
Kho hàng của Amazon ở Singapore.
Ivan Lim, nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của Amazon ở Singapore, nhấn mạnh: “Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và các thuật toán thông minh để thực hiện các đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể với quy trình lưu trữ ngẫu nhiên. Machine learning được sử dụng để quá trình này trở nên nhanh và chính xác”.
Cơ sở của Amazon đặt giữa lòng Singapore và sử dụng hàng trăm nhân công địa phương. Bộ trưởng thương mại Singapore S. Iswaran bày tỏ kỳ vọng công nghệ của Amazon có thể “tạo ra lợi ích đáng kể về năng suất lao động và sử dụng cơ sở hạ tầng cũng như giảm thiểu thời gian giao hàng trong thành phố”.
Thị trường tiềm năng, dự báo tăng trưởng 12 lần
Dù đi sau thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử nhưng hiện nay, Đông Nam Á đang là thị trường tiềm năng nhất, với kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nữa trong tương lai gần. Nghiên cứu chung của Temasek Holdings và Google cho thấy Thương mại điện tử Đông Nam Á có giá trị 7 tỷ USD năm 2016 nhưng sẽ đạt tới 22 tỷ USD vào năm 2020 và 88 tỷ USD vào 2025, tương đương mức tăng hơn 12 lần trong một thập kỷ.
Amazon chiếm 43% doanh số bán lẻ trực tuyến ở
Cuối cùng, sau nhiều năm chờ đợi, Amazon cũng đã bước chân vào thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á, nơi Alibaba đang ra sức giành thị phần.
Ngày 27/7, Amazon chính thước bước chân vào thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sau nhiều năm đứng ngoài. Động thái của nhà bán lẻ Mỹ được coi là tương đối chậm nếu so với gã khổng lồ Trung Quốc Alibaba khi công ty này tấn công thị trường Đông Nam Á từ năm 2016 và liên tiếp giành thị phần từ các công ty thương mại điện tử địa phương.
Với các nhà phân tích, sự hiện diện của Amazon và Alibaba báo hiệu một cuộc chiến dài, khốc liệt và không đội trời chung giữa hai gã khổng lồ thương mại điện tử phương Đông và phương Tây. Cuộc chiến không chỉ hao tiền, tốn của của hai bên tham chiến mà còn góp phần biến đổi hoàn toàn thị trường có mức phát triển nhanh bậc nhất thế giới này.
Amazon chọn Singapore, một quốc gia nhỏ bé nhưng cực kỳ phát triển, để bước chân vào thị trường Đông Nam Á. Prime Now, đóng vai trò tiên phong cho Amazon, được thiết kế riêng cho các khu đô thị với mật độ dân số cao. Theo công ty, dịch vụ này cung cấp giao hàng trong vòng hai giờ, bao gồm cả các sản phẩm tạp hóa và hàng gia dụng như dầu gội, bỉm sữa hay giấy vệ sinh.
Prime Now hiện nay được cung cấp qua một ứng dụng chuyên dùng. Trang web của Amazon ở Singapore đã không được tung ra dù nó khiến nhiều người phàn nàn. Tuy nhiên, lãnh đạo Amazon vẫn tỏ ra hào hứng với triển vọng thương mại điện tử Đông Nam Á đồng thời biến Singapore trở thành bàn đạp tốt cho việc mở rộng thị trường khu vực.
Kho hàng của Amazon ở Singapore.
Ivan Lim, nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của Amazon ở Singapore, nhấn mạnh: “Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và các thuật toán thông minh để thực hiện các đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể với quy trình lưu trữ ngẫu nhiên. Machine learning được sử dụng để quá trình này trở nên nhanh và chính xác”.
Cơ sở của Amazon đặt giữa lòng Singapore và sử dụng hàng trăm nhân công địa phương. Bộ trưởng thương mại Singapore S. Iswaran bày tỏ kỳ vọng công nghệ của Amazon có thể “tạo ra lợi ích đáng kể về năng suất lao động và sử dụng cơ sở hạ tầng cũng như giảm thiểu thời gian giao hàng trong thành phố”.
Thị trường tiềm năng, dự báo tăng trưởng 12 lần
Dù đi sau thế giới trong lĩnh vực thương mại điện tử nhưng hiện nay, Đông Nam Á đang là thị trường tiềm năng nhất, với kỳ vọng tăng trưởng cao hơn nữa trong tương lai gần. Nghiên cứu chung của Temasek Holdings và Google cho thấy Thương mại điện tử Đông Nam Á có giá trị 7 tỷ USD năm 2016 nhưng sẽ đạt tới 22 tỷ USD vào năm 2020 và 88 tỷ USD vào 2025, tương đương mức tăng hơn 12 lần trong một thập kỷ.
Amazon chiếm 43% doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ năm 2016. Nếu tạo ra được tỷ lệ tương tự ở Đông Nam Á, doanh số của Amazon có thể tăng thêm 40 tỷ USD/năm. Trong 1 năm tính đến tháng 6/2017, doanh thu ròng của Amazon là 150 tỷ USD, trong đó có 47 tỷ, tương đương 31%, đến từ thị trường ngoài Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, con đường mà Amazon phải vượt qua ở Đông Nam Á không chỉ có thảm đỏ và hoa hồng. Thị trường này đã chứng kiến những cuộc cạnh tranh một mất một còn giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các dịch vụ thanh toán đi kèm. Trong khi đó, Amazon chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường tiềm năng nhưng khốc liệt này.
Cuộc chiến không khoan nhượng
Ở Đông Nam Á, Amazon phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ là Alibaba. Hiện tại, công ty này chọn cách mua lại các công ty thương mại điện tử địa phương như lối đi tắt vào thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á thay vì xây dựng một hệ thống mới như Amazon thường làm. Thương vụ lớn nhất của Alibaba là mua phần lớn cổ phần Lazada tháng 4/2016 trước khi nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 83% trong năm nay. Với giá trị 2 tỷ USD, đây là khoản đầu tư lớn nhất của Alibaba ở nước ngoài.
Một trong các kho hàng của Lazada.
Lazada hiện đã có mặt ở nhiều thị trường Đông Nam Á cũng như đang thuộc top đầu tại indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tại Singapore, Lazada đang cố bắt kịp Qoo10, công ty thương mại điện tử có sự góp sức của eBay và Singapore Press Holdings. Cuối năm 2016, Lazada đã mua RedMart, một cửa hàng tạp hóa trực tuyến của Singapore và kỳ vọng đưa nó lên số 1 để chống lại Amazon.
Ngoài Lazada, Alibaba còn đầu tư vào nhiều nền tảng thanh toán khác nhau ở Đông Nam Á nhằm củng cố vị thế. Rõ ràng, với những gì Alibaba đã chuẩn bị, Amazon phải sẵn sàng cho một đối thủ cực kỳ khó chơi. Ban đầu, có l
Mỹ năm 2016. Nếu tạo ra được tỷ lệ tương tự ở Đông Nam Á, doanh số của Amazon có thể tăng thêm 40 tỷ USD/năm. Trong 1 năm tính đến tháng 6/2017, doanh thu ròng của Amazon là 150 tỷ USD, trong đó có 47 tỷ, tương đương 31%, đến từ thị trường ngoài Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, con đường mà Amazon phải vượt qua ở Đông Nam Á không chỉ có thảm đỏ và hoa hồng. Thị trường này đã chứng kiến những cuộc cạnh tranh một mất một còn giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và các dịch vụ thanh toán đi kèm. Trong khi đó, Amazon chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường tiềm năng nhưng khốc liệt này.